4 nhóm Công nghệ Blockchain Part 1

 Hiện nay Blockchain có tiềm năng ứng dụng trong nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau. Bài viết hôm nay tôi sẽ phân tích về các nhóm ngành cơ bản mà công nghệ Blockchain hướng tới. Những ứng dụng mà Blockchain thế hệ thứ 3 đang hướng tới trong ngành viễn thông. 

1. Nhóm ngành công nghệ Blockchain được ứng dụng.

4 nhóm cơ bản:

- Blockchain công cộng (Public Blockchain): không có giới hạn truy cập, bất kỳ ai có kết nối Internet đều có thể truy cập nền tảng blockchain để trở thành một nút trong hệ thống (2 blockchain công cộng lớn và được biết đến nhiều nhất là Bitcoin và Ethereum);

- Blockchain riêng tư (Private Blockchain): quy mô nhỏ hơn và thường được vận hành trong mạng nội bộ dưới sự kiểm soát của một tổ chức, không ai có thể tham gia trừ khi được quản trị mạng cho phép. Ngoài ra, quyền truy cập của người tham gia và xác thực cũng bị hạn chế (một số lĩnh vực ứng dụng blockchain riêng tư: chuỗi cung ứng, quyền sở hữu tài sản, bỏ phiếu nội bộ, quản lý bí mật thương mại,…);

- Blockchain hỗn hợp (Hybrid blockchain): kết hợp các yếu tố của blockchain riêng tư và công khai. Hệ thống cho phép các tổ chức kiểm soát ai có thể truy cập vào dữ liệu cụ thể được lưu trữ trong blockchain và dữ liệu nào sẽ được công khai (một số lĩnh vực ứng dụng blockchain hỗn hợp: bất động sản, dịch vụ tài chính, hồ sơ y tế…);

- Blockchain liên hợp (Consortium Blockchain): có các tính năng blockchain riêng tư và công khai như blockchain hỗn hợp, nhưng khác ở chỗ nhiều tổ chức cộng tác trên một mạng phi tập trung. Về cơ bản, blockchain liên hợp là một blockchain riêng tư với quyền truy cập hạn chế vào một nhóm cụ thể, loại bỏ các rủi ro đi kèm với chỉ một thực thể kiểm soát mạng trên một blockchain riêng (một số trường hợp sử dụng blockchain liên hợp: ngân hàng, thanh toán, chuỗi cung ứng, chăm sóc sức khỏe,…).

2. Blockchain công cộng (Public Blockchain).

Được biết đến phổ biến bởi hai ứng dụng đó là Bitcoin và Ethereum: là một ví dụ về blockchain công khai. Với một blockchain công khai, không có một cơ quan quyền lực nào có thể kiểm soát trạng thái của blockchain phát triển như thế nào. Tính năng quyết định tại sao một blockchain công khai lại được minh bạch là vì không có giới hạn nào đối với những người mới tham gia. Do đó, dữ liệu trên các blockchain công khai có thể được truy cập bởi tất cả mọi người. Minh chứng của điều này chính là đồng tiền kỹ thuật số tạo ra động lực để mỗi người tham gia cùng đồng thuận với một “bằng chứng công việc/ bằng chứng cổ phần”.



- Để xây dựng lên sự đồng thuận trong hệ thống thì nhu cầu điện năng tiêu thụ cũng là vấn đề cần quan tâm. Bởi mức tiêu thụ điện năng là kết quả của thuật toán “bằng chứng công việc” được sử dụng thường xuyên để xây dựng sự đồng thuận.

3. Đánh giá về Blockchain công cộng.

Những giá trị mà Blockchain công cộng mang lại là điều không thể phủ nhận khi chính những ứng dụng của công nghệ này đã tiên phong trong phát triển nền tảng của các công nghệ Blockchain sau này. Bên cạnh đó ứng dụng được tạo từ công nghệ này được đánh giá sẽ đe dọa tới nền kinh tế tiền tệ của thế giới bởi các tổ chức chính phủ không có khả năng kiểm soát nó. Vậy nên nắm bắt được xu thế, thay đổi để thích ứng với công nghệ cũng là mục tiêu của các tổ chức tiền tệ trên thế giới. Những đồng tiền kỹ thuật số hiện nay còn đang bị chi phối và tần suất giao động còn khá lớn khi có một sự kiện hay biến cố, điều đó cần có một tổ chức hỗ trợ hoặc đồng bộ được hệ thống để chúng thật sự công bằng, minh bạch như chính lý thuyết về công nghệ mà nó sở hữu.



Nắm bắt xu hướng và hiểu rõ về các nhóm ngành mà công nghệ Blockchain có thể ứng dụng sẽ mang tới tiềm năng lớn trong đổi mới và phát triển các ngành, lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi.

Theo_Congnguyen

 

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.