Hiểu về mạng số liệu để bảo mật- Part 1

"Mạng số liệu ra đời là một dấu ấn quan trọng trong việc phát triển công nghệ của thế kỷ 21. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang mở ra một thời đại mới trong tiến trình phát triển của nhân loại - thời đại số. Với những thành tựu khoa học - công nghệ tác động ngày càng mạnh mẽ lên mọi mặt hoạt của xã hội. Bài viết này sẽ trình bày tổng quan về mạng số liệu, chỉ ra cách phân loại và các mô hình tham chiếu trong mạng số liệu để thấy được vấn đề bảo mật cần được quan tâm trong nghiên cứu về ứng dụng Blockchain trong từng mảng cụ thể"

1.1    Giới thiệu tổng quan về mạng số liệu

Mạng số liệu là mạng kết nối giữa các thiết bị có khả năng xử lý dữ liệu, cho phép truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị này qua một môi trường truyền dẫn như cáp sợi hoặc truyền vô tuyến.

Các thiết bị trong mạng số liệu, được gọi là các nút mạng, là một hệ thống tính toán có khả năng xử lý dữ liệu (máy tính, điện thoại, máy in…).  Dữ liệu truyền thông có thể là thông tin dạng văn bản, âm thanh, hoặc hình ảnh thường được mã hóa ở dạng số và được truyền tải bởi tín hiệu tương tự hoặc số qua mạng. Các nút sẽ truyền, thu nhận, chuyển tiếp các dữ liệu này thông qua các chương trình xử lý truyền thông. Các chương trình này thực thi các giao thức truyền thông.

1.1.1 Các thành phần của mạng

Các thành phần của mạng bao gồm:

- Các thiết bị đầu cuối như máy tính, máy in… kết nối với nhau tạo thành mạng, còn được gọi là các máy trạm (host).

- Môi trường truyền dẫn bao gồm các loại dây dẫn, sóng điện từ, bức xạ hồng ngoại, sóng truyền qua vệ tinh… cho phép các tín hiệu truyền qua. Trong đó:

+ Các dây dẫn, kết nối trực tiếp điểm đến điểm được gọi là môi trường truyền định hướng. Tính chất và chất lượng truyền trong môi trường này phụ thuộc vào tính chất vật lý của kênh truyền. Môi trường này cho phép truyền tải dữ liệu với tốc độ cao và tương đối an toàn.

+ Các loại sóng điện từ, bức xạ hồng ngoại… hay nói cách khác là môi trường không dây được gọi là môi trường truyền không định hướng. Do tín hiệu được truyền trong môi trường không khí từ tín hiệu phát và được thu nhận ở máy thu thông qua anten. Nên thiết lập liên kết trên môi trường truyền này đơn giản hơn nhưng lại kém bảo mật hơn so với môi trường truyền định hướng.

- Các thiết bị trung chuyển (hay gọi là thiết bị mạng: môđem, hub, switch…) cùng môi trường truyền dẫn có nhiệm vụ kết nối các thiết bị đầu cuối trong phạm vi mạng.

- Giao thức truyền thông (protocol) là tập hợp các quy tắc quy định cách trao đổi thông tin giữa các thiết bị gửi và nhận dữ liệu trên mạng.

1.1.2 Các đặc tính kỹ thuật của một mạng

Khi nói đến một mạng, người ta thường xem xét đến các đặc tính sau đây của mạng:

- Speed (tốc độ của mạng): cho biết mạng nhanh đến đâu trong hoạt động truyền dữ liệu. Tốc độ của mạng được đo bằng đơn vị bps (bit per second): số bit dữ liệu có thể truyền trong một giây.

- Cost (chi phí): chi phí để xây dựng, vận hành mạng . Chi phí này có thể bao gồm chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị, chi phí nâng cấp hệ thống, chi phí cho hoạt động quản trị, vận hành,…

- Security (tính bảo mật ).

- Availability (độ sẵn sàng của mạng): Tính liên tục trong việc đảm bảo truy nhập và truyền dữ liệu qua mạng.

- Topology (sơ đồ mạng ): một mạng bao giờ cũng phải được thể hiện ra một sơ đồ cho biết cách thức kết nối giữa các thiết bị và hướng di chuyển của các luồng dữ liệu.

1.2    Phân loại mạng số liệu

1.2.1 Phân loại mạng theo quy mô và khoảng cách địa lý

- Theo cách này mạng được chia thành các loại:

+ Mạng cục bộ - LAN ( Local Area Network)

+ Mạng thành phố  - MAN ( Metropolitan Area Network)

+ Mạng diện rộng – WAN ( Wide Area Network)

a, Mạng cục bộ- LAN (Local Area Network)

Hình 1:  Mô hình mạng LAN
Mạng LAN là mạng cục bộ có tốc độ cao nhưng đường truyền ngắn và chỉ có thể hoạt động trong một diện tích nhất định. Ví dụ như văn phòng, tòa nhà, trường đại học,... Các máy tính được kết nối với mạng,  được phân loại rộng rãi dưới dạng máy chủ hoặc máy trạm, với số lượng máy trạm từ vài chục đến vài trăm máy ( thường dưới 100 máy )

b, Mạng thành phố- MAN (Metropolitan Area Network)

Hình 2: Mô hình mạng MAN

Mạng MAN chính là mô hình mạng được kết nối từ nhiều mạng LAN với nhau thông qua dây cáp, các phương tiện truyền dẫn,... Phạm vi kết nối là trong một khu vực rộng như trong một thành phố. Đối tượng chủ yếu sử dụng mô hình mạng MAN đó là các tổ chức, doanh nghiệp có nhiều chi nhánh hoặc nhiều bộ phận kết nối với nhau. Mục đích của việc sử dụng mạng MAN cho doanh nghiệp là vì mô hình mạng này sẽ giúp cung cấp cho doanh nghiệp rất nhiều loại hình dịch vụ giá trị gia tăng cùng lúc trên một đường truyền kết nối về voice-data-video. Hơn hết dịch vụ này cũng cho phép triển khai các ứng dụng chuyên nghiệp một cách dễ dàng.

c, Mạng diện rộng- WAN (Wide Area Network)

Hình 3: Mô hình mạng MAN
Mạng WAN là sự kết hợp giữa mạng LAN và mạng MAN nối lại với nhau thông qua vệ tinh, cáp quang hoặc cáp dây điện. Mạng diện rộng này vừa có thể kết nối thành mạng riêng vừa có thể tạo ra những kết nối rộng lớn, bao phủ cả một quốc gia hoặc trên toàn cầu. Có khả năng truyền tín hiệu kết nối rất rộng và không bị giới hạn. Ngược lại chi phí lắp đặt cao và cách thức quản trị mạng phức tạp.

Phân loại theo cấu hình kết nối (topology)

- Có hai loại topology có thể có cho một sơ đồ mạng: sơ đồ vật lý (physical topology) và sơ đồ luận lý (logical topology).

+ Sơ đồ vật lý là cách thức đấu nối giữa các thiết bị mạng với nhau.

+ Sơ đồ luận lý cho biết cách thức dòng dữ liệu di chuyển giữa các thiết bị.

- Có nhiều cách đấu nối giữa các thiết bị, trong đó phổ biến nhất là 3 dạng đấu nối: dạng Bus, dạng hình sao (Star topology) và dạng hình tròn (Ring topology)

Mạng Bus: trong mạng trục, tất cả các trạm phân chia một đường truyền. Đường truyền chính được giới hạn hai đầu bằng hai đầu nối cable end thường là các terminator. 


Hình 4:  Mạng BUS

Ưu điểm:

+ Tính đơn giản, dễ lắp đặt.

+ Tiết kiệm dây dẫn.

-Nhược điểm:

+ Tốc độ chậm.

+Khi trên đường cáp có sự cố thì toàn bộ hệ thống sẽ ngưng hoạt động.

+ Khi có sự cố rất khó kiểm tra và phát hiện lỗi.

Mạng hình sao ( star topology): mạng hình sao có tất cả các trạm được kết nối với một thiết bị trung tâm – Hub, có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ các trạm và chuyển đến trạm đích. Độ dài đường truyền kết nối một trạm với thiết bị trung tâm bị hạn chế ( hiện nay khoảng 100m).

Hình 5: Mạng Star

-Ưu điểm:

+ Tốc độ nhanh

+ Mỗi thiết bị chỉ cần một cổng giao tiếp

+ Khi một thiết bị gặp sự cố thì các thiết bị khác vẫn hoạt động bình thường.

+ Dễ dàng kiểm tra và sữa lỗi

-Nhược điểm

+ Chi phí dây mạng và thiết bị trung gian cao.

Mạng vòng Ring: trên mạng ring tín hiệu được truyền đi trên vòng theo một chiều duy nhất. Mỗi trạm của mạng được nối với vòng qua một bộ chuyển tiếp( repeater) do đó cần có giao thức điều khiển việc cấp phát quyền được truyền dữ liệu trên vòng mạng cho trạm có nhu cầu.

Hình 6: Mạng RING

-Ưu điểm:

+ Tiết kiệm dây cáp

+ Khả năng mở rộng

-Nhược điểm:

+ khi một thiết bị hỏng thì toàn bộ hệ thống ngừng hoạt động.

+ Khi có sự cố khó kiểm tra và phát hiện lỗi.

Về mật độ kết nối, các thiết bị có thể đấu nối với nhau  theo 3 mức độ:

Mạng Full – mesh: với mức độ này, mỗi thiết bị đều có đường kết nối đến mọi thiết bị còn lại. với full – mesh, tính dự phòng rất cao, tuy nhiên chi phí đấu nối giữa các thiết bị cũng sẽ cao 


Hình 7: Mạng FULL-mesh
Theo_DATNcongnguuyen

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.